APPNET Podcast

APPNET Digital Marketing

APPNET tự hào cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp trong lĩnh vực Digital Marketing. Chúng tôi mang đến các Giải pháp tiếp thị Toàn diện, Ứng dụng Chuyên sâu trong công nghệ của thời đại kỹ thuật số 4,0. Sau thời gian “Lửa thử vàng, Gian nan thử sức”, hơn ai hết, chúng tôi thấu hiểu được khách hàng, những điều họ cần và mong muốn. read less
TechnologyTechnology

Episodes

Insight là gì? 7 Cách tìm insight khách hàng hiệu quả
13-12-2022
Insight là gì? 7 Cách tìm insight khách hàng hiệu quả
Xem bài viết đầy đủ tại đây: https://appnet.edu.vn/insight-la-gi Một trong những từ ngữ thông dụng thường được sử dụng phổ biến nhất trong tiếp thị là insight. Người tiêu dùng ngày nay họ muốn trải nghiệm được cá nhân hóa hơn và sẵn sàng chuyển đến một thương hiệu mới để có thể tìm thấy nó. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp cần phải bắt đầu quan tâm đến khách hàng của mình nhiều hơn với một tư cách là con người chứ không phải quan tâm đến các con số bán hàng hoặc tiếp thị. Thu thập những thông tin chi tiết về khách hàng cũng là điều cơ bản để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng và cũng như quan điểm độc đáo, cái nhìn của họ về thị trường cũng như thương hiệu của nó. Việc thấu hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng là nền tảng cho các doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược tiếp thị hiệu quả. Chính vì vậy nghiên cứu insight khách hàng là một việc quan trọng mà bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần nghiên cứu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Bài viết dưới đây APPNET sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Insight là gì và cách để tìm ra insight khách hàng hiệu quả. Insight là gì? Customer insight, hay được gọi là sự thấu hiểu người dùng, là sự hiểu biết và diễn giải về dữ liệu, hành vi cũng như những phản hồi của khách hàng thành các kết luận có thể được dùng để cải thiện việc phát triển sản phẩm và hỗ trợ khách hàng cũng thương thúc đẩy trade marketing.Cách tìm Insight khách hàng Phản hồi của khách hàng Có lẽ cách dễ nhất để doanh nghiệp tìm hiểu insight khách hàng là hãy hỏi xem họ đang nghĩ gì. Khảo sát và sử dụng bảng câu hỏi theo kiểu “Chúng tôi đang làm như thế nào?”. Sẽ dẫn đến những bước tiến hiệu quả có thể được áp dụng cho những chiến dịch trong tương lai. Tuy nhiên, những thách thức chỉ riêng ở chế độ này có thể sẽ không đủ để cung cấp cho bạn một hình ảnh đầy đủ. Nhiều khách hàng họ có thể e ngại hoặc họ không muốn chia sẻ những ý kiến thực sự của họ và đưa ra phản hồi tối thiểu để hoàn thành được khảo sát / bảng câu hỏi.
Lead là gì? Những điều về lead mà marketer cần phải biết
13-12-2022
Lead là gì? Những điều về lead mà marketer cần phải biết
Xem bài viết đầy đủ tại đây: https://appnet.edu.vn/lead-la-gi Lead không còn là khái niệm mới mẻ đối với những người làm marketing. Nhưng một số người vẫn hiểu rõ được lead một cách cặn kẽ và quy trình cũng như những loại lead. Một người mà họ quan tâm đến bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào thì điều đó thể hiện sự quan tâm được gọi là lead (khách hàng tiềm năng). Sự quan tâm này cũng sẽ được thể hiện bằng cách cung cấp những thông tin liên hệ, chẳng hạn như cung cấp e-mail hoặc số điện thoại. Và có những chiến lược để tạo ra được nhiều khách hàng tiềm năng hơn là điều cần thiết để cho thương hiệu của bạn phát triển tốt hơn, bất kể khi lĩnh vực mà bạn  kinh doanh là gì. Bài viết dưới đây APPNET sẽ giới thiệu cho bạn khái niệm lead là gì cũng như những điều về lead mà bạn cần phải biết. Lead là gì? Lead là những người (cá nhân hoặc tổ chức) họ quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn bằng một hình thức nào đó. Lead generation là một quá trình tiếp thị nhằm tạo ra và thu hút được sự quan tâm đến một sản phẩm hay một dịch vụ. Mục đích của quy trình tạo khách hàng tiềm năng này là hướng dẫn khách hàng tiềm năng đi vào phễu bán hàng và thông qua quy trình bán hàng cho đến lúc họ sẵn sàng mua hàng. Những loại của Lead IQL – Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện thông tin Một khách hàng tiềm năng có đầy đủ điều kiện thông tin (IQL) vừa tham gia vào kênh bán hàng. IQL là một khách hàng tiềm năng mới tham gia vào hành trình của người mua. IQL đang tìm kiếm những thông tin cần thiết về doanh nghiệp của bạn để xem liệu doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp một giải pháp cho vấn đề của họ hay không. Một lead cold ( là những người không quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn mặc dù bạn đã cố gắng dùng nhiều biện pháp và chiến lược để tiếp cận họ) sẽ giao dịch tên và email của mình để có thể tìm hiểu thêm. Đây là điểm vào của một phễu bán hàng.
Funnels Marketing là gì? Ứng dụng phễu marketing trong chuyển đổi
13-12-2022
Funnels Marketing là gì? Ứng dụng phễu marketing trong chuyển đổi
Xem bài viết đầy đủ tại đây: https://appnet.edu.vn/funnels-marketing Phễu marketing là một giải pháp giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được đến những khách hàng tiềm năng để họ thực hiện mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Phễu tiếp thị sẽ mô tả hành trình của khách hàng đối với bạn. Từ những giai đoạn lúc đầu khi ai đó đang tìm hiểu về thông tin doanh nghiệp của bạn, cho đến giai đoạn mua hàng, các kênh tiếp thị sẽ vạch rõ ra những lộ trình dẫn đến việc chuyển đổi và nhiều hơn thế nữa. Với sự phân tích cẩn thận, phễu tiếp thị sẽ cho bạn biết được công ty của bạn phải làm gì để làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở trong một số giai đoạn nhất định. Bằng việc bằng việc đánh giá kênh của mình như thế nào, bạn sẽ có thể thúc đẩy được doanh số bán hàng lớn hơn, và lòng trung thành trở nên nhiều hơn cũng những nhận thức về thương hiệu của bạn mạnh mẽ hơn. Vậy bạn đã biết rõ về Funnels Marketing là gì chưa? Bài viết dưới đây APPNET sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Funnels Marketing và cách để ứng dụng chúng vào chuyển đổi hiệu quả nhất. Funnels Marketing là gì? Funnels Marketing là một loạt các giai đoạn để có thể hướng dẫn khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thông qua hành trình của khách hàng. Phễu giúp các nhóm tiếp thị lập được kế hoạch và đo lường được những nỗ lực thu hút, để tương tác và chuyển đổi những khách hàng tiềm năng thông qua nội dung và qua các tài liệu tiếp thị khác, như trang đích và quảng cáo. Phễu Marketing thường dựa trên mô hình AIDA: Awareness, Interest, Desire, Action. Nhưng bạn có thể đơn giản hóa cho nó thành mô hình chỉ còn 3 giai đoạn: Top of the funnel (TOFU): AwarenessMiddle of the funnel (MOFU): ConsiderationBottom of the funnel (BOFU): Conversion
Persona là gì? Cách xác định Chân dung khách hàng
13-12-2022
Persona là gì? Cách xác định Chân dung khách hàng
Xem bài viết đầy đủ tại đây: https://appnet.edu.vn/persona-la-gi Để tạo ra được một chân dung khách hàng hoàn hảo thì bạn cần tự mình đặt ra các câu hỏi: Khách hàng của mình là ai? Họ có sở thích gì, và mong muốn điều gì? Việc có được chân dung khách hàng không chỉ giúp bạn hiểu được khách hàng của mình mà còn giúp cho bạn biết được cách để bạn có thể giao tiếp với họ. Bài viết dưới đây APPNET sẽ chia sẻ cho bạn biết được Persona là gì và cách để xác định chân dung khách hàng hiệu quả. Persona là gì? Persona là hồ sơ của khách hàng điển hình của một sản phẩm. Personas được dùng để giúp cho người quản lý sản phẩm (và những người có liên quan trong tổ chức liên quan đến việc phát triển sản phẩm) thấu hiểu được các đặc điểm, hành vi, mục tiêu và trách nhiệm cũng như nhu cầu chính của một loại người dùng cụ thể. Các loại Personas Những nhà quản lý sản phẩm và các chuyên gia Marketing thường ghi lại những tính cách khác nhau cho sản phẩm của họ. Làm như vậy sẽ giúp cho các công ty này hiểu rõ hơn về cách để đáp ứng được nhu cầu của một vài đối tượng khác nhau mà họ đang nhắm đến mục tiêu.
Guest Post là gì Cách xây dựng backlink từ Guest Post
13-12-2022
Guest Post là gì Cách xây dựng backlink từ Guest Post
Xem bài viết đầy đủ tại: https://appnet.edu.vn/guest-post-la-gi Guest post là một cách tuyệt vời để đưa tên và website của bạn đến với những khán giả mới. Nó cũng có thể giúp bạn xây dựng được mối quan hệ với những blogger khác trong thị trường ngách. Và kiếm được các backlink chất lượng cao. Bài viết dưới đây APPNET sẽ nói rõ cho bạn hiểu hơn Guest post là gì và cách xây dựng Guest post hiệu quả. Guest Post là gì? Guest posting (còn được gọi là guest blogging) là quá trình viết blog trên website khác để dẫn link về trang web của mình. Đó là một phương pháp lấy các backlink từ các blog đến trang web của bạn để đổi lấy được một bài báo. Các liên kết này có thể được xuất hiện ở những nơi khác nhau trong bài đăng. Cách xây dựng backlink từ Guest Post Xác định mục tiêu xây dựng liên kết của bạn Trước khi bắt đầu bất kỳ chiến dịch xây dựng guest post link nào, bạn cũng cần xác định mục tiêu của mình. Bạn mong muốn đạt được điều gì với việc viết blog của mình? Bạn có muốn làm tăng lượng truy cập trang web, cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm của mình hoặc thu hút được khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng không? Không phải mọi cơ hội guest posting đều liên quan trực tiếp đến tối ưu SEO hoặc cải thiện thứ hạng từ khóa của một trang web. Một số guest article có thể được viết với một mục đích duy nhất là có được những khách hàng tiềm năng chất lượng cao để chuyển đổi họ thành bán hàng.
Broadcast Zalo là gì? Cách gửi Broadcast trong Zalo
27-10-2022
Broadcast Zalo là gì? Cách gửi Broadcast trong Zalo
Xem bài viết đầy đủ tại đây: https://appnet.edu.vn/broadcast-zalo-la-gi-cach-gui-broadcast-trong-zalo Zalo là nơi tuyệt vời để doanh nghiệp tiếp cận và chăm sóc khách hàng của mình. Ngoài ra, Zalo còn các chức năng chẳng hạn như gửi tin nhắn hàng loạt đến những người dùng mà họ quan tâm đến OA. Đó được gọi là Broadcast. Vậy hãy cùng APPNET tìm hiểu Broadcast Zalo là gì? Và cách để gửi Broadcast ở trong Zalo hiệu quả. Broadcast Zalo là gì? Broadcast Zalo là tính năng sẽ cho phép chủ tài khoản Zalo Official Account có thể gửi đi tin nhắn hàng loạt đến tất cả những người đã quan tâm đến Zalo OA mà không hề mất phí. Broadcast Zalo có thể lọc dựa theo nội dung của đối tượng trước khi gửi tin nhắn đi cũng như thời gian nhận được tin nhắn và lên lịch để gửi cho khách hàng. Xem thêm bài viết: Zalo ZNS là gì? Lợi ích của ZNS đối với doanh nghiệp Zalo Shop Là Gì? Bước Tạo Shop Trên Zalo Để Bán Hàng Các loại tài khoản OA Tài khoản dịch vụ Hạn mức nhận tin nhắn của người quan tâm OA: 04 tin nhắn/tháng và không quá 01 tin nhắn/ngày.Tin nhắn hiển thị ở trong danh sách “Tin nhắn của người dùng”Được hỗ trợ công cụ chat cũng như thiết lập cửa hàng (OA cần phải đăng ký ở trong danh mục của cửa hàng – dịch vụ)Định dạng tin nhắn Broadcast Zalo: 1 bài viết hay có nhiều bài viết (tối đa là 05 bài viết)Thời gian gửi tin nhắn đi: từ 06h – 20h mỗi ngày. Nếu gửi sau 8h tối tin nhắn này sẽ được duyệt vào ngày hôm sau.Thời gian để duyệt tin nhắn: BQT sẽ duyệt tin nhắn broadcast zalo và sẽ được gửi đi đến những người quan tâm trong khoảng 30 phút. Xem thêm bài viết: Zalo Ads là gì? Chạy quảng cáo Zalo có hiệu quả không?